Aptomat là gì, cấu tạo và các thông số cơ bản

29 Tháng Mười Một 2021

Khái niệm Aptomat

Aptomat là gì?

Aptomat là tên thường gọi của thiết bị đóng cắt tự động (cầu dao tự động). Trong tiếng Anh thiết bị đóng cắt là Circuit Breaker (viết tắt là CB). Aptomat có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện. Một số dòng Aptomat có thêm chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là aptomat chống rò hay aptomat chống giật. Aptomat đôi khi còn được gọi theo cách ngắn gọn là Át.

Phân loại Aptomat

1/ Phân loại theo cấu tạo:
• Aptomat dạng tép MCB, RCCB, RCBO
• Aptomat dạng khối MCCB (Moulded Case Circuit Breaker)


2/ Phân loại theo chức năng:
• Aptomat thường (bảo vệ quá tải, ngắn mạch): MCB, MCCB
• Aptomat bảo vệ dòng rò: RCCB, RCBO, ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker), MCCB + RCD (Residual Current Device)


3/ Phân loại theo số pha / số cực: 1P, 2P, 3P, 4P

4/ Phân loại theo dòng cắt ngắn mạch:
• Dòng cắt thấp: thường dùng trong dân dụng.
• Dòng cắt tiêu chuẩn: thường dùng trong công nghiệp.
• Dòng cắt cao: thường dùng trong công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt.


5/ Phân loại theo khả năng chỉnh dòng:
• Aptomat có dòng định mức không đổi (FTFM)
• Aptomat chỉnh dòng định mức (ATFM, ATAM, Bộ trip điện tử ETU

Cấu tạo MCCB ( Aptomat )

1. Arc Chute: Buồng dập hồ quang                                                                       2. Moving contact : Tiếp điểm động
3. Operating Mechanism: Công tắc đóng ngắt                                                     4. Base Cover: Vỏ bảo vệ
5. Terminal Connector: Đầu nối                                                                            6. Overload trip: Thanh lưỡng kim bảo vệ nhiệt
7. Handle Knob: Cần gạt                                                                                      8. Manual trip button: Nút thử trip bằng tay

Quản lý thiết bị (1):
Quét mã QR bằng phần mềm Industrial Support (Android, iOS)
Phụ kiện lắp bên trong (2)
• AL : Tiếp điểm cảnh báo
• AX : Tiếp điểm phụ
• SHT : Cuộn cắt/Shunt trip
• UVT : Bảo vệ thấp áp 
Phụ kiện lắp bên ngoài
• Khóa cần thao tác (3)
• Bộ chuyển thao tác xoay (4)
• Bộ bảo vệ dòng rò RCD (5)
• Plug-in/Drawout Unit (6/7)
• Đầu nối thanh cái (8)
• Nắp/tấm che vị trí nối điện (9)
• Bộ vận hành bằng motor
• Liên động cơ khí 2 MCCB

Nguyên lý hoạt động của MCCB ( Aptomat )

MCCB sử dụng thiết bị nhạy cảm với nhiệt độ (yếu tố nhiệt), thiết bị điện từ nhạy cảm với dòng điện (yếu tố từ tính) để cung cấp cơ chế ngắt cho mục đích bảo vệ và cách ly.
Nguyên lý nhiệt (thermal): Bảo vệ quá tải của MCCB thông qua thành phần nhạy cảm với nhiệt độ. Thành phần này thực chất là một thanh lưỡng kim, hai kim loại giãn nở ở các tốc độ khác nhau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Trong điều kiện hoạt động bình thường, thanh lưỡng kim sẽ cho phép dòng điện chạy qua MCCB. Khi dòng điện vượt quá giá trị cho phép, tiếp xúc lưỡng kim
sẽ bắt đầu nóng và uốn cong do tốc độ giãn nở nhiệt khác nhau của 2 chất liệu kim loại. Thanh kim loại (tiếp điểm) sẽ uốn cong đến điểm đẩy vật lý vào thanh ngắt và tháo các tiếp điểm, khiến mạch bị gián đoạn.

Việc bảo vệ nhiệt của MCCB thường sẽ có độ trễ về thời gian để cho phép thời gian quá dòng ngắn thường thấy trong một số hoạt động của thiết bị, chẳng hạn như dòng điện khi khởi động động cơ. Thời gian trễ này cho phép mạch tiếp tục hoạt động bình thường trong những trường hợp này mà không bị ngắt.
Nguyên lý điện từ (magnetic): Dựa trên nguyên tắc điện từ. MCCB chứa một cuộn dây điện từ tạo ra một trường điện từ nhỏ khi dòng điện đi qua MCCB. Trong quá trình hoạt động bình thường, trường điện từ được tạo ra bởi cuộn dây điện từ là không đáng kể. Tuy nhiên, khi xảy ra lỗi ngắn mạch trong mạch, một dòng điện lớn bắt đầu chạy qua điện từ. Do đó, một trường điện từ mạnh được sinh ra để hút thanh ngắt và mở các tiếp điểm.

Các thông số kỹ thuật của Aptomat

In là dòng điện định mức. Ví dụ: MCCB 3VJ1225-3DA32- 0AA0, 3P 250A 36kA, In = 250A.
Ir là dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi cho phép của Aptomat. Ví dụ MCCB 3VJ1225-3DB32-0AA0 loại chỉnh dòng 3P 250A 25kA, Ir=(0.8-1)xIn hay từ 200-250A.
Ue là điện áp làm việc định mức.
AT: Ampe Trip (dòng điện tác động)
AF: Ampe Frame (dòng điện khung).
Ví dụ MCCB 3VJ12 3P 200A và 3VJ12 3P 250A đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 250A.

Icu là viết tắt của rated Ultimate short-circuit breaking Capacity: Dòng cắt sự cố định mức cơ bản, là dòng hiệu dụng mà máy cắt được thử theo điện áp thử nghiệm cụ thể ứng với chu trình: Cắt – t – Đóng Cắt (O – t – CO).

Ics là viết tắt của rated Service short-circuit breaking Capacity: Dòng cắt sự cố định mức theo yêu cầu riêng (ta tạm hiểu từ service như vậy), là dòng hiệu dụng mà máy cắt được thử theo điện áp thử nghiệm cụ thể ứng với chu trình gồm một lần cắt và hai lần đóng cắt: Cắt – t – Đóng Cắt – t – Đóng Cắt (O – t – CO – t – CO). Do chế độ thử nghiệm này nghiêm ngặt hơn so với dòng Icu, vì vậy mà dòng này thường nhỏ hơn hoặc bằng dòng Icu.

Characteristic curve là đường cong đặc tính bảo vệ của CB (đường cong chọn lọc của CB). Đây là thông số
rất quan trọng, quyết định cho việc chọn CB ở vị trí nào trong hệ thống điện. MCCB có các đường đặc tính B, C, D, K, Z
Mechanical/electrical endurance Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.

So sánh các dòng MCCB ( Aptomat )

Ứng dụng của MCCB ( Aptomat )

 

 

>>>>> Xem thêm tin tức : Sự khác nhau giữa MCB, RCCB, RCBO

 

 

Để lại bình luận