Circuit breaker là gì?
CB: (Circuit breaker) hay Cầu dao/Át tô mát là một tên gọi chung cho các thiết bị điện có chức năng chuyển mạch (đóng cắt). CB có thể đóng, cắt dòng điện trong điều kiện mạch bình thường cũng như trong các trường hợp xảy ra sự cố.
Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng những thiết bị này. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng không để ý lắm về sự khác nhau giữa MCB, RCCB, RCBO và chức năng, công dụng của chúng.
Sự khác nhau cơ bản giữa MCB, RCCB, RCBO là gì?
MCB (Miniature Circuit Breaker) là cầu dao tự động loại tép (hay át tô mát tép). MCB dùng để đóng ngắt mạch
điện và bảo vệ các thiết bị điện trong các trường hợp dòng điện bị quá tải hoặc ngắn mạch. MCB được sử dụng
như một sự thay thế cho cầu chì trong các hệ thống mạch điện. MCB thường có dòng cắt định mức và dòng cắt
quá tải thấp (thông thường 63A/10kA). Siemens có các dòng MCB lên tới 125A/25kA.
MCB được cấu tạo bởi các bộ phận như: tiếp điểm, buồng dập hồ quang, cơ cấu truyền động cắt MCB, cơ cấu bảo vệ. Các chức năng
của từng bộ phận như sau:
Tiếp điểm: MCB thường có cấu tạo hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc 3 tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ,
hồ quang). Hoạt động của tiếp điểm như sau: khi đóng mạch tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cuối cùng là
tiếp điểm chính. Còn khi ngắt mạch tiếp điểm chính mở trước, tiếp điểm phụ mở sau và cuối cùng là hồ quang điện.
Hộp dập hồ quang: kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của MCB và có lỗ thoát khí. Hộp dập quang có nhiều tấm thép xếp thành lưới
ngăn thành nhiều đoạn khác nhau để tạo thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang.
Cơ cấu truyền động cắt MCB: có 2 cách truyền động cắt MCB (bằng tay và bằng cơ điện). Đối với truyền động cắt điều khiển bằng
tay được thực hiện với các MCB có dòng điện định mức không lớn. Cơ cấu bảo vệ: cơ cấu bảo vệ có tác dụng để bảo vệ thiết bị điện
không bị quá tải và ngắn mạch.
MCB được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo, hình dạng, kích thước, dòng ngắn mạch, số pha…mà ta sẽ
có các cách phân chia khác nhau. Ở đây đưa ra một số loại như sau:
• Phân loại theo số pha/cực: có các loại 1P, 2P, 3P, 4P.
• Phân loại theo dòng ngắn mạch: 4.5kA, 6kA, 10kA, 15kA, 25kA. Phổ biến nhất là MCB 4.5kA và 6kA
• Phân loại theo đường cong đặc tính của tải: B, C, D, K, Z,… Phổ biến nhất là MCB có đặc tính C
Khái niệm dòng rò là gì?
Dòng rò hay còn gọi là dòng rò rỉ điện, để chỉ dòng điện dư thừa trong qua trình hao tổn năng lượng điện, bị truyền ra ngoài vỏ thiết bị, dây dẫn, gây nên các tai nạn, sự cố điện, đặc biệt có thể gây nguy hiểm đến người sử dụng điện. Đây được coi là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng bị điện giật của người sử dụng điện, thậm chí có thể dẫn đến tử vong khi cường độ dòng rò lớn, vì vậy bạn càng cần phải chú ý để ý đến các hiện tượng này và cần phải trang bị những thông tin cũng như các biện pháp bảo vệ cần thiết.
Dòng rò điện có ảnh hưởng như thế nào?
Nguyên nhân gây dòng rò
• Thiết bị điện đã quá cũ: Thiết bị điện quá cũ dẫn đến nguy cơ hư hỏng, xuất hiện dòng rò càng lớn. Bởi các thiết bị điện cũ dễ bị oxy hóa và xuống cấp về công suất vận hành khi có tuổi thọ cao. Do đó, trong quá trình sử dụng các thiết bị điện quá cũ, nguy cơ xảy ra dòng rò rất lớn.
• Thiết bị điện đặt gần nơi ẩm ướt, sát tường: Các thiết bị điện đặt ở nơi có tỷ lệ ẩm thấp cao hay quá sát tường dễ dẫn đến tình trạng rò rỉ dòng điện. Thời gian bị ẩm càng lâu thì nguy cơ dòng rò sẽ càng tăng.
• Lỗi kỹ thuật lắp đặt: Việc lắp ráp sai, không đúng kỹ thuật hay thứ tự có thể sinh ra hiện tượng dòng rò.
• Do các tác động khác: như chuột cắn, thiết bị khác đè lên…
RCCB (Residual Current Circuit Breaker) là cầu dao chống dòng rò. Nó là một thiết bị cảm biến dòng được sử dụng để đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ mạch điện áp thấp khỏi sự cố. Nó bao gồm một thiết bị chuyển mạch để tắt mạch khi phát hiện dòng rò. Chúng có tác dụng chính là ngăn ngừa những nguy cơ hỏa hoạn có thể xảy ra khi có sự cố rò dòng trong mạch điện để bảo vê người dùng trước nguy cơ điện giật. Nếu một người đột nhiên tiếp xúc với dây điện hở trong mạch điện mà không có bộ ngắt mạch dòng điện dư sẽ khiến họ ở trong tình huống nguy hiểm có thể là bị giật điện do một lỗi chạm đất. Nhưng trường hợp mạch điện được bảo vệ với RCCB thì nó sẽ tránh cho một người khỏi bị điện giật. Cầu dao chống dòng rò loại có kích thước tương đương MCB 2P, 4P
Các đặc điểm của RCCB chủ yếu bao gồm những điều sau đây
• Dây pha và trung tính được kết nối thông qua RCCB
• Bất cứ khi nào có bất kỳ lỗi chạm đất xảy ra thì thiết bị sẽ tiến hành ngắt mạch.
• Dòng điện qua đường dây sẽ quay trở lại qua trung tính.
• Đây là một thiết bị chống sốc điện hiệu quả cho mạng lưới điện gia đình.
Phân loại:
• Theo pha: 1 pha hoặc 3 pha
• Theo đường đặc tính: loại Type AC, A, F, B, B+. Phổ biến dùng Type AC
• Loại RCCB có độ nhạy cảm khá cao (10mA, 30mA) khi sử dụng cần kết hợp với nối đất để bảo vệ. Vì khi có nối đất, RCCB sẽ nhảy trước khi có ai đó chạm vào và bị giật, tăng khả năng chống giật điện do tiếp xúc gián tiếp
• Loại RCCB có độ nhạy thấp hơn (100mA) sẽ thường được dùng trong các trường hợp bảo vệ dự phòng. Phục vụ cho phòng chống cháy nổ, không đủ tác động bảo vệ con người.
• Các loại còn lại với độ nhạy thấp 300mA, 500mA thì thường được dùng cho tủ điện phân phối.
Ứng dụng trong thực tế đời sống thì RCCB thường được sử dụng để chống giật cho từng tầng của căn nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo cho
thiết bị này hoạt động được hiệu quả nhất thì yêu cầu hệ thống dây điện âm tường cần được đi ống luồn dây điện có khả năng cách điện. Được sử dung phổ biến nhất là 3 loại: 30mA, 100mA và 300mA. Đối với từng tầng nhà hoặc nhà ở có diện tích nhỏ, thường sẽ sử dụng loại có mức độ bảo vệ nhẹ như 30mA. Trường hợp sử dụng cho toàn bộ căn nhà với diện tích lớn thì nên sử dụng loại có độ bảo vệ
100- 300mA. Lựa chọn sử dụng loại nào sẽ tùy thuộc từng diện tích, số lượng thiết bị của từng căn nhà khác nhau.
RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection) là cầu dao chống dòng rò với chức năng chính là dùng để ngắt dòng điện khi phát hiện ra có dòng rò và gặp sự cố về thiết bị điện. Nó có kích thước tương đương MCB 2P có thêm bảo vệ dòng rò