Sự khác nhau giữa Motor CB và MCCB

02 Tháng Sáu 2022

Tổng quan chung

CB bảo vệ động cơ (Motor CB) là thiết bị điện dùng để bảo vệ chuyên dụng cho động cơ điện. Motor CB còn được gọi là MPCB/MSP (Motor Protection Circuit Breaker). Đây là loại động cơ được dùng để điều khiển nhiều thiết bị cơ khí khác nhau. Vì thế, việc bảo vệ nó là điều cần thiết. Trong thực tế, có rất nhiều thiết bị hoạt động nhờ sự điều khiển của động cơ điện. Điển hình như:
o Điều hòa không khí
o Máy bơm nhiệt
o Máy bơm nước
o Quạt phun
o Thang máy
o Băng tải trong lĩnh vực công nghiệp...
Như vậy, trong các ứng dụng thương mại cũng như công nghiệp của động cơ điện thì Motor CB sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp cũng như bảo vệ điện.

Chức năng của Motor CB

Chức năng của thiết bị này sẽ cho phép việc cấp nguồn điện an toàn nhất cho hoạt động của động cơ. Có thể kể đến như:
• Bảo vệ quá tải
• Bảo vệ ngắn mạch
• Bảo vệ mất pha/mất cân bằng pha
Khi xuất hiện tình trạng mất pha hay mất pha cân bằng đều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của động cơ. Chính vì vậy, thiết bị sẽ có vai trò trong việc ngắt động cơ khi phát hiện 1 trong 2 lỗi này. 
Sau khi sự cố quá tải xảy ra, Motor CB sẽ tạo ra độ trễ nhiệt. Nó có thể ngăn việc động cơ bật trở lại tức thì mà có thêm thời gian làm mát. Như vậy, tuổi thọ và tính ổn định của động cơ mới được bảo vệ tốt nhất. MPCB sẽ được trang bị thêm nút để thực hiện vai trò chuyển mạch động cơ khi cần thiết.

Cấu tạo của Motor CB

a. Giải trừ bảo vệ quá nhiệt
b. Giải trừ bảo vệ ngắn mạch
c. Tiếp điểm chính
d. Tiếp điểm phụ
e. Chốt giữ
f. Buồng dập hồ quang
g. Phần ứng pít tông
h. Thanh trượt

Nguyên lý làm việc của Motor CB

Thực tế, Motor CB được xem là một thiết bị phụ nằm trong bộ ngắt mạch từ nhiệt. Tuy nhiên, nó lại có thêm chức năng đặc biệt là bảo vệ động cơ điện. Thiết bị này sẽ có nguyên lý làm việc khá giống với những loại cầu dao khác trên thị trường. Nguyên lý nhiệt (thermal): MPCB sẽ dựa trên đặc điểm co lại và mở rộng của thanh lưỡng kim để bảo vệ động cơ điện khi phát hiện có dòng điện vượt mức giới hạn. Tính năng này rất quan trọng. Bởi việc bảo vệ nhiệt thường có phản ứng chậm. Nó sẽ cho phép dòng khởi động cao đi qua khi động cơ bắt đầu hoạt động. Nhưng nếu trường hợp động cơ vì lý do nào đó không thể khởi động thì tính năng bảo vệ nhiệt của CB sẽ hoạt động theo dòng khởi động trong thời gian dài. Nguyên lý từ (Magnetic): MPCB cũng có hiệu quả bảo vệ từ tính đối với trường hợp xảy ra ngắn mạch, lỗi đường dây ở động cơ. Bộ ngắt mạch có dòng điện danh định lên đến khoảng 100 A được cung cấp cùng với hệ thống pít tông, trong trường hợp đoản mạch sẽ buộc các tiếp điểm chính mở và do đó hỗ trợ thời gian ngắt cực kỳ ngắn

Nguyên lý làm việc của Motor CB

Giữa Motor CB và các bộ ngắt mạch khác chính là nó có thể bảo vệ động cơ trong tình trạng chống mất pha và chống mất cân bằng pha. Theo thiết kế thì các động cơ 3 pha cần đến 3 dây dẫn trực tiếp với điện áp mới có thể hoạt động một cách hiệu quả. Nếu sự mất cân bằng xảy ra ở mức hơn 2% sẽ khiến tuổi thọ của động cơ bị ảnh hưởng.
Trường hợp điện áp pha bị mất đột ngột thì nó không chỉ gây hại đến động cơ mà còn có thể khiến động cơ không thể hoạt động. Bởi khi đó, động cơ vẫn sẽ tiếp tục hoạt động khi chỉ còn lại 2 pha. Trường hợp này, Motor CB sẽ thực hiện việc kiểm tra để đo sự khác biệt của điện áp. Khi đó, thiết bị sẽ ngắt động cơ ngay tức thì. Bạn cần biết rằng, việc mất pha có thể xem là bình thường đối với hệ thống ba pha thường dùng để cấp nguồn cho những tải 1 pha độc lập. Nhưng tình trạng này sẽ rất nguy hiểm nếu xảy ra ở mạch 3 pha dùng để cấp nguồn cho các động cơ điện. Motor CB thường được thiết kế với cơ chế ngắt thủ công. Điều này sẽ giúp việc đóng ngắt hay bảo trì, thay thế thiết bị được diễn ra thuận lợi hơn. Trên thị trường hiện cũng có nhiều loại MPCB khác nhau với các tính năng vượt trội. Tuy nhiên, dòng thiết bị có tính năng điều chỉnh mức dòng điện được xem là sự lựa chọn tốt nhất. Bởi nó có thể bảo vệ được nhiều loại động cơ với các công suất hoạt động khác nhau.

Cách lựa chọn Motor CB phù hợp

Dòng điện đinh mức (A): dòng làm việc lâu dài của động cơ. Ngoài ra, mạch dòng điện của thiết bị phải chịu được dòng khởi động động cơ cao.
Dòng cắt (kA): phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn. Thậm chí, dòng điện này có thể lên đến vài chục kA.
Ue là điện áp làm việc định mức.
Characteristic curve là đường cong đặc tính bảo vệ của CB (đường cong chọn lọc của CB). Đây là thông số rất quan trọng, quyết định cho việc chọn CB ở vị trí nào trong hệ thống điện. MPCB thường có đường đặc tính Class 10
Mechanical/electrical endurance Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.

So sánh giữa MPCB và MCCB

MPCB/MSP hay Motor CB là gì?
MCCB hay CB khối là thiết bị bảo vệ ngắn mạch/quá tải cho các ứng dụng tổng quát như các mạch phân phối, đường dây, máy biến áp, động cơ...
Trong khi đó, Motor CB, CB động cơ hay MPS (Motor Protection Starter) là thiết bị bảo vệ được thiết kế chuyên biệt để bảo vệ động cơ khỏi các sự cố, cho phép dòng vào nhưng ngăn chặn mọi tình trạng quá dòng (CB chuyên dụng cho động cơ).

Ghi chú: Thông số trên có thể khác tùy dòng sản phẩm và nhà sản xuất

Các thiết bị khởi động và bảo vệ động cơ

Tổng quan về thiết bị

MPCB/MSP có 2 loại cơ bản:
• Loại chỉ có bảo vệ ngắn mạch,
• Loại có bảo vệ ngắn mạch và quá tải (tích hợp chức năng relay nhiệt).

Mạch khởi động trực tiếp DOL

Bộ khởi động trực tiếp - DOL

Cầu dao tự động bảo vệ động cơ (MSP)

Các dòng MSP 3RV6/5

Tổng quan 3RV6/5

Cấu tạo MSP 3RV6

Thông số kỹ thuật

Các phụ kiện của MSP 3RV6

Các thiết bị khởi động và bảo vệ động cơ

Tổng quan về thiết bị

Để lại bình luận